Từ tháng 2 – tháng 4 được xem là lý tưởng nhất để du lịch Hội An phố cổ. Vì lúc ấy, trời ít mưa, nắng không quá chói chang như mùa hè, thời tiết dễ chịu, không gian thoáng mát. Khi ấy, du khách có thể thỏa sức khám phá những vẻ đẹp bất tận của Hội An hay trải nghiệm những hoạt động vui nhộn, hấp dẫn. Lưu ý, du khách nên đặt phòng trước khi đến đây để đảm bảo có chỗ nghỉ ngơi thỏa đáng.
Nét đẹp truyền thống in dấu từ kiến trúc
Mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống, từ những ngôi nhà, bức tường đến những con đường dẫn lối cho du khách, Hội An thực sự đã chứng minh được sức sống vượt thời gian của mình. Đã đi qua bao thăng trầm của lịch sử, trầm tích ở đô thị cổ Hội An là những mái ngói, viên gạch, hàng cây, rêu phong, có chút mộc mạc, xưa cũ cùng với những con người bình dị, trầm lắng mà hồn hậu xiết bao.
Những ngôi nhà hình ống rất phổ biến ở đây, với cấu trúc chỉ một hoặc hai tầng và chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài, được xây dựng từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao để tồn tại được lâu bền trước khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây. Hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, phân thành ba gian với lối đi ở giữa. Rất hài hoà với thiên nhiên, ngôi nhà không chỉ được phân ra thành các gian mà phần sân của chúng còn được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, làm nên một chỉnh thể đẹp đẽ. Từ lối kiến trúc đó mà các ngôi nhà ở đây đều rất thoáng đãng, chan hòa ánh sáng, con người dễ hòa điệu với thiên nhiên, góp phần hình thành lối sống thanh nhàn, vui thú điền viên, và tự do thoải mái với người dân nơi đây, tạo cho du khách du lịch Hội An sự thích thú đặc biệt.
Đường phố ở Hội An được xây dựng ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn, uốn lượn, bao lấy những ngôi nhà cổ. Dạo bước trên con đường ấy, du khách có thể thử các món ăn ngon cũng như khám phá cuộc sống đời thường của người dân phố cổ
Chùa Cầu - Đà Nẵng
Những di tích cổ xưa truyền thống
Du lịch Hội An, bạn nhất định phải ghé thăm “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu (hay Chùa Nhật Bản) đứng tại nơi tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là một công trình kiến trúc mới lạ, điển hình ở Hội An. Vào khoảng giữa thế kỷ 16, các thương gia Nhật Bản buôn bán tại đây đã cho xây dựng ngôi chùa này.
Ngoài ra, muốn khám phá về cuộc sống và văn hóa Hội An, du khách nên đến thăm một số nhà cổ nổi danh và các công trình tâm linh như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hoặc một vài hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông …
Ẩm thực truyền thống Hội An
Những món ăn chính như cơm gà Bà Buội, cô Nga, bánh mỳ Phượng hoặc Madame Khánh với đầy đủ thịt, giò, pa-te, rau sống và nước sốt thơm ngon chắc hẳn sẽ khiến du khách phải xuýt xoa và yêu thích với ấm thực Hội An. Do vậy, đến đây, bạn nên dành thời gian để thưởng thức hết những món này nhé!
Ngoài ra, khi đến đây có một thứ bạn sẽ bắt gặp khá nhiều đó là đèn lồng. Cũng có thể coi nó là “đặc sản” tinh thần không thể thiếu ở Hội An. Du khách không khó để nhìn thấy những chiếc đèn lồng màu sắc ánh sáng lung linh. Vào ngày Rằm hàng tháng, Hội An sẽ hiện lên thật như một bản nhạc của ánh sáng du với ánh đèn lấp lánh của đèn lồng, đèn hoa đăng.